TỔNG QUAN DỰ ÁN

Tên dự án: Khu nhà ở xã hội Tổng kho 3 Lạc Viên
Tên thương mại: Harbor Residence
Vị trí: Số 142 Lê Lai, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thái Holding
Tổng thầu: Tập đoàn xây dựng Hòa Bình (HBC)
Tổng diện tích dự án: 16,91 ha
Khu nhà ở xã hội: Diện tích 5,39 ha với 10 tòa chung cư cao 15 tầng (mỗi tòa 2 block), có 4.456 căn hộ
Khu nhà ở thương mại: Diện tích 1,3 ha với 163 căn liền kề, shophouse cao 7 tầng
Hỗ trợ vay vốn: Ngân hàng Chính sách Xã hội hỗ trợ vay LS 5%/năm
Hình thức sở hữu: Sở hữu lâu dài
Bàn giao: Dự kiến quý II/2025

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢNG GIÁ CHI TIẾT

VỊ TRÍ ĐẮC ĐỊA

Thuận tiện kết nối

Dự án tổng kho 3 Lạc Viên – Harbor Residence sở hữu vị trí cửa ngõ tại Đông Bắc thành phố Hải Phòng. Đây là  vị trí lõi của thành phố, là cửa ngõ nối liền giao thông thành phố.

TỔNG MẶT BẰNG TIỆN ÍCH

LAYOUT CĂN HỘ ĐIỂN HÌNH

TIẾN ĐỘ THANH TOÁN

CHÍNH SÁCH NGÂN HÀNG

TIN TỨC

Bên cạnh việc nằm trong 10 đối tượng được mua nhà ở xã hội đã liệt kê ở trên, người mua cũng cần đạt các điều kiện mua nhà ở xã hội theo quy định. Cụ thể, người mua nhà ở xã hội phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở, điều kiện về cư trú và điều kiện về thu nhập.
 
1. Điều kiện về nhà ở: Người chưa có nhà thuộc sở hữu của mình hoặc đang có nhà thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực; hoặc là nhà tạm bợ, hư hỏng, dột nát chưa được Nhà nước hỗ trợ nhà, đất.
 
2. Điều kiện về cư trú: Người mua nhà ở xã hội phải có hộ khẩu thường trú hay đăng ký tạm trú nhưng đóng bảo hiểm xã hội từ 1 năm trở lên tại các tỉnh, thành phố có dự án phát triển nhà ở xã hội.
 
3. Điều kiện về thu nhập: Nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, chính là người không thuộc diện nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định thuế thu nhập cá nhân; người thuộc hộ gia đình nghèo là đối tượng nằm trong chuẩn nghèo theo quy định của Chính phủ. Đối với cán bộ, công chức thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. Nếu là đối tượng bảo trợ xã hội muốn mua nhà ở xã hội thì phải có xác nhận của UBND xã/phường/thị trấn nơi cư trú. Riêng học sinh, sinh viên chỉ được thuê, không được mua nhà ở xã hội.

Luật Nhà ở năm 2014 quy định đối tượng mua nhà ở xã hội gồm 10 nhóm như sau:
1. Người có công với Cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với Cách mạng

2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn

3.Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu

4.Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị

5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp

6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân

7. Cán bộ, công chức, viên chức

8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 Luật Nhà ở 2014 (người trả lại nhà ở công vụ nếu không thuộc diện bị thu hồi nhà ở do có hành vi vi phạm theo quy định và chưa có nhà ở tại nơi sinh sống sau khi trả lại nhà công vụ thì cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý, sử dụng người này có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp tỉnh nơi người đó sinh sống căn cứ vào tình hình cụ thể để giải quyết cho thuê, cho thuê mua, mua nhà ở xã hội)

9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập

10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Điều Kiện Mua Nhà Ở Xã Hội
Trả lời về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết: Triển khai Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, hiện nay NHCSXH đang triển khai 18 chương trình tín dụng ưu đãi do 07 Bộ, ngành (bao gồm Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ, Ủy ban dân tộc và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) chủ trì trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành. Theo quy định của pháp luật, riêng mức lãi suất của chương trình bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020 (quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015) là do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì trình Chính phủ ban hành và điều chỉnh; đối với mức lãi suất của các chương trình còn lại được trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh trên cơ sở đề nghị của các Bộ, ngành chủ trì trình ban hành chính sách hoặc Hội đồng quản trị NHCSXH.

Tại Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 10/7/2012 về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) giai đoạn 2011-2020, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo: “Tiếp tục thực hiện cơ chế ưu đãi về lãi suất phù hợp với khả năng tài chính của Nhà nước và của đối tượng vay vốn trong từng thời kỳ. Mức độ ưu đãi về lãi suất phân biệt theo các nhóm đối tượng thụ hưởng, sẽ giảm dần và được thay thế bằng các hình thức ưu đãi về qui trình, thủ tục và điều kiện vay vốn. Mức ưu đãi cao nhất dành cho hộ đồng bào dân tộc nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn. Đối với hộ không thuộc diện hộ nghèo nhưng được hưởng một số chính sách tín dụng ưu đãi, hộ cận nghèo thì lãi suất tiếp cận dần với lãi suất thị trường”.

Trong thời gian qua, căn cứ vào Quyết định số 852/QĐ-TTg nêu trên, đặc thù của từng đối tượng vay vốn cũng như khả năng bố trí vốn từ ngân sách nhà nước (vốn điều lệ và vốn cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý) cho NHCSXH, Hội đồng quản trị NHCSXH đã chủ trì trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức lãi suất cho vay trong từng thời kỳ cho phù hợp. Mức lãi suất cho vay của NHCSXH hiện nay phổ biến ở 5 nhóm lãi suất khác nhau bao gồm: Nhóm lãi suất thấp từ 1,2%/năm đến 4,8%/năm; nhóm lãi suất 6,6%/năm; nhóm lãi suất 7,92%/năm; nhóm lãi suất 8,25%/năm và nhóm lãi suất 9,0%/năm.

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢNG GIÁ